Du lịch theo trải nghiệm, đánh giá của những người nổi tiếng “đi đâu”, “ăn gì” là xu hướng hiện nay. Dù vậy, niềm tin vào kênh giới thiệu này ở những nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng có vẻ bị lung lay.
Báo cáo mới nhất về hành vi tiêu dùng, thị trường du lịch 2024 của Klook, nền tảng du lịch và trải nghiệm hàng đầu châu Á, tiếp tục ghi nhận mạng xã hội là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch.
Tuy nhiên sức ảnh hưởng của kênh thông tin này đang được đánh giá lại bởi các nội dung không đúng như review.
Ông Nguyễn Huy Hoàng – giám đốc điều hành Klook Việt Nam – cho biết khảo sát ghi nhận hơn 80% khách du lịch châu Á – Thái Bình Dương, và đến 91% du khách Việt Nam đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.
“Mức độ tin cậy của các đề xuất du lịch trực tuyến lại tăng cao với những nhân tố không phải người nổi tiếng, hay nói cách khác, người dân tin hơn vào những trải nghiệm của người đi du lịch bình thường”, ông Hoàng lý giải thêm.
Điều này cũng đến từ hành vi đi du lịch của nhiều người gần đây, hầu hết du khách tích cực đăng và chia sẻ chuyến phiêu lưu của mình lên mạng xã hội, trong đó gần một nửa làm để lưu lại khoảnh khắc.
Đăng nội dung về hành trình của họ lên mạng xã hội không chỉ để lưu trữ, mà còn để chia sẻ trải nghiệm với người khác. Và các trải nghiệm này một mặt nào đó còn ảnh hưởng đến quyết định của những người tiêu dùng khác.
Báo cáo cho thấy người Việt Nam dẫn đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong việc sử dụng Facebook (95%) và TikTok (83%) làm nền tảng truyền cảm hứng du lịch cho họ.
Cũng theo ông Hoàng, cuộc khảo sát cũng phác thảo phần nào chân dung của du khách Việt Nam trong năm 2024. Đó những tín đồ du lịch nhiệt huyết nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khi có hơn 90% trong số họ cho biết có kế hoạch và đặt chuyến du lịch cho thời gian từ nay đến nửa cuối năm.
Tuy vậy đây cũng là nhóm du khách có xu hướng đi du lịch tự phát, có tới một nửa trong số người được hỏi cho biết thích đặt các trải nghiệm và hoạt động du lịch chỉ sau khi họ đến nơi hoặc khi đang ở điểm đến, tỉ lệ cao nhất trong châu Á – Thái Bình Dương.
“Tâm lý này thay đổi so với thời gian sau dịch trước, du khách Việt không còn tính kỹ các chuyến đi như trước. Điều này đến từ lý do khách xem các chuyến đi là sự tưởng thưởng nhỏ, những chuyến đi ngắn ngày vào dịp cuối tuần, chi phí không quá cao và đó là những quyết định bất ngờ”, ông Hoàng cho biết.
Nguồn: Sưu tầm
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.