Sông Đầm có mức độ đa dạng sinh học cao, mang nhiều chức năng và giá trị quan trọng đối với môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, sinh hoạt sản xuất và văn hóa truyền thống của cư dân bản địa quanh vùng bờ.
Hệ sinh thái Sông Đầm rộng 650ha, trên địa bàn 2 xã Tam Thăng, Tam Phú và phường An Phú (thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam).
Chính quyền địa phương nghiêm cấm đánh bắt hải sản bằng xung điện, cấm săn bắt các loài chim hoang dã ở khu vực Sông Đầm.
Trong toàn bộ 650ha lưu vực Sông Đầm, có khoảng 200ha mặt nước, có hệ sinh thái rất đa dạng, gồm: thủy sinh, sinh thái mặt nước, sinh thái trên bờ với hệ động, thực vật phong phú.
Sông Đầm còn là khu vực có những giá trị về văn hóa, lịch sử. Giai đoạn 1954-1975, nơi đây là căn cứ cách mạng của huyện Tam Kỳ và các lực lượng vũ trang của huyện, tỉnh, Quân khu 5. Bãi Sậy – Sông Đầm đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận Di tích lịch sử vào năm 2005.
Người dân đánh bắt cá tự nhiên ở Sông Đầm. Nhờ bảo vệ hệ sinh thái tốt nên người dân địa phương được hưởng lợi từ công sức của mình.
Trong những năm gần đây, Sông Đầm đang bị tác động bởi nhiều yếu tố bất lợi, làm ảnh hưởng đến chất lượng hệ sinh thái, đa dạng sinh học.
Du khách đi thuyền tham quan trên sông và len lỏi, khám phá trong rừng cỏ giữa Sông Đầm.
Chính quyền các xã Tam Thăng, Tam Phú và phường An Phú cũng đã tích cực vào cuộc, vận động nhân dân chấp hành, đồng hành với các chủ trương của nhà nước.
Người dân các xã này đã bàn giao hơn 1.000 thửa đất với tổng diện tích hơn 3ha để trồng và phát triển cây xanh. Nhờ đó, việc bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái Sông Đầm có những kết quả tích cực bước đầu, diện tích cây xanh tăng lên, nước trong lành hơn, nguồn lợi thủy sản đang dần phục hồi.
Nhờ môi trường sinh thái Sông Đầm được bảo vệ tốt nên thu hút nhiều loài chim về kiếm mồi, sinh sản.
Hệ sinh thái Sông Đầm rất quan trọng với người dân thành phố Tam Kỳ nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.
Ngày 19/7, UBND thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học hệ sinh thái ngập nước sông Đầm”.
Theo ông Nguyễn Duy Ân, Chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ, Sông Đầm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đô thị sinh thái Tam Kỳ.
Sông Đầm có hệ sinh thái nước ngọt đa dạng, phong phú đặc trưng của khu vực Nam Trung Bộ.
Bên cạnh đó, Sông Đầm có vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, hiếm có, cùng với hệ thống di tích lịch sử quốc gia địa đạo Kỳ Anh, là tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch của thành phố Tam Kỳ và khu vực phía Nam của tỉnh Quảng Nam.
Để khôi phục hệ sinh thái Sông Đầm, thời gian qua, lãnh đạo thành phố Tam Kỳ quyết tâm, vào cuộc tích cực trong việc bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đa dạng và đặc biệt này.
Thành phố Tam Kỳ đang đề xuất dự án “Xây dựng khu bảo tồn đất ngập nước và đa dạng sinh học Sông Đầm gắn với phát triển sinh kế bền vững cho nhân dân vùng bờ”. Dự án này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 30.000 dân, trong đó khoảng 3.000 dân được hưởng lợi trực tiếp.
Mục tiêu dự án nhằm đề xuất một kế hoạch tổng thể bao gồm các bước thực hiện cần thiết, các nguồn lực cần huy động và lộ trình thực hiện nhằm cụ thể hóa tầm nhìn về xây dựng khu vực Sông Đầm, thành phố Tam Kỳ thành khu bảo tồn đất ngập nước và đa dạng sinh học cấp tỉnh, hướng đến quy mô cấp quốc gia.
Chính quyền địa phương hướng đến hình thành khu du lịch sinh thái, trải nghiệm dựa vào cộng đồng; tạo sinh kế bền vững cho nhân dân vùng bờ nhất là các làng có truyền thống đánh bắt, sản xuất tại khu vực Sông Đầm.
Ảnh: Đức Thành
Nguồn: Sưu tầm
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.