Không những thế, du lịch Việt Nam còn đón cơn mưa giải thưởng quốc tế, ghi nhận dấu ấn điểm đến Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.
Nhiều tỉnh thành của Việt Nam giành hàng loạt giải thưởng tại Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) năm 2024 đang diễn ra tại Manila (Philippines).
Trước kỳ nghỉ lễ, cả thị trường hồi hộp trước xu hướng người tiêu dùng ngày càng thận trọng chi tiêu mua sắm, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát và thu nhập giảm sút. Để thu hút du khách, các địa phương đã nỗ lực đổi mới và phát triển nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn.
Nhiều cơ sở lưu trú cao cấp tại các điểm du lịch nổi tiếng còn triển khai chương trình khuyến mại, không phụ thu dịp lễ để thu hút du khách, thậm chí không ít địa phương mở cửa miễn phí các điểm tham quan.
Nỗ lực này đem lại kết quả tích cực, số liệu thống kê thể hiện sự gia tăng rõ rệt về lượng khách và doanh thu.
Các khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ liên quan (vận tải, giải trí) được hưởng lợi từ lượng khách tăng đột biến, mở ra triển vọng tươi sáng cho ngành du lịch trong những tháng cuối năm.
Áp lực kinh tế và công việc ngày càng gia tăng khiến nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nhiều người chọn du lịch như một cách giải tỏa tâm lý và chính sách giá tốt, các sự kiện hấp dẫn đã giúp họ ra quyết định nhanh hơn.
Kinh tế du lịch không chỉ dừng lại ở mức tiêu dùng trực tiếp. Nhiều địa phương cũng ghi nhận lượng du khách lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với chi tiêu cao hơn năm trước, như TP.HCM thu 2.940 tỉ đồng, Hà Nội có được 2.180 tỉ… từ du lịch.
Trong bối cảnh tiêu dùng trong nước là động lực chủ yếu thúc đẩy kinh tế, du lịch trở thành một nhân tố quan trọng duy trì đà tăng trưởng.
Không chỉ vậy, tín hiệu tích cực của kỳ nghỉ lễ còn mang đến những chỉ dấu tươi sáng, một bước biến chuyển tích cực trong tâm lý tiêu dùng, giúp “tháo nút van” về sự dè dặt tài chính, tiết kiệm.
Hiệu ứng tích cực này không chỉ giới hạn trong ngành du lịch mà còn lan tỏa đến các lĩnh vực khác, niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế.
Trong quý 2 vừa qua, nền kinh tế chứng kiến sự đảo chiều tích cực khi số lượng doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập vượt qua số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, đánh dấu sự cải thiện và niềm tin trở lại trong cộng đồng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, đa số doanh nghiệp ghi nhận tình hình kinh doanh nửa đầu năm khởi sắc hơn cùng kỳ năm trước với 73,4% số doanh nghiệp gia tăng về doanh thu và 60,3% số doanh nghiệp giữ nhịp tăng trưởng lợi nhuận.
Ở chiều ngược lại, tỉ lệ doanh nghiệp giảm sút về doanh thu và lợi nhuận đã thu hẹp đáng kể so với kết quả khảo sát cùng kỳ năm 2023.
Dù lạc quan, cộng đồng doanh nghiệp nhận định vẫn còn nhiều rủi ro và thách thức tồn tại có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng trong những tháng cuối năm.
Nhưng chính sự háo hức lên đường, tiêu dùng của người dân trong dịp lễ 2-9 trở thành điểm sáng củng cố niềm tin cho doanh nghiệp về bức tranh kinh tế.
Để duy trì đà tăng trưởng, doanh nghiệp vẫn cần những bước cẩn trọng trong chiến lược chuẩn bị nguồn hàng, ổn định giá cả, dịch vụ cùng các giải pháp phù hợp về tối ưu hóa sản xuất, chi phí…
Nhưng nhìn từ con số lạc quan của một kỳ nghỉ, lộ trình phục hồi của doanh nghiệp được dự báo khả quan hơn thời gian tới. Và cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với các thách thức kinh tế, sức mua và cạnh tranh trên thị trường những tháng còn lại của năm.
Nguồn: Sưu tầm
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.