Nằm trên một trong những con phố ngắn nhất Hà Nội, Ô Quan Chưởng vẫn vẹn nguyên kể từ thế kỷ 18. Bước qua cửa ô là nhịp sống buôn bán tấp nập của người phố cổ.
Ô Quan Chưởng ngày nay gần như vẫn vẹn nguyên so với hơn 200 năm trước.
Kinh thành Thăng Long xưa có 5 cửa ô, gồm: Ô Đống Mác, Ô Cầu Giền, Ô Cầu Giấy, Ô Quan Chưởng, Ô Chợ Dừa. Trải qua hơn 200 năm, giờ đây chỉ còn sót lại Ô Quan Chưởng nằm ở con phố cùng tên, là lối rẽ từ ga Long Biên xuống phố Trần Nhật Duật hoặc chiều ngược lại là từ phố Hàng Chiếu đi ra.
Dưới triều đại nhà Lê, vào năm 1749, Ô Quan Chưởng được xây dựng. Mấy chục năm sau, vào thời vua Gia Long, năm 1804, cửa ô được xây dựng lại và có hình dáng như hiện nay.
Ô Quan Chưởng nhìn từ phía phố Hàng Chiếu đi ra.
Đầu phố là cây cổ thụ rợp bóng mát.
Thời Pháp, các cửa ô của kinh thành Thăng Long hầu như đã bị phá bỏ, chỉ có Ô Quan Chưởng là vẹn nguyên do người dân kiên quyết đấu tranh đòi giữ lại.
Ô Quan Chưởng được theo phong cách kiến trúc phong kiến nhà Nguyễn, kiểu vọng lâu 2 tầng. Tầng 1 có 3 cửa dạng vòm cuốn. Cửa chính giữa cao và rộng 3m, 2 bên là cửa phụ cao 2,5m và rộng 1,65m. Bên ngoài 2 cổng phụ có bậc thang dẫn lên vọng lâu tầng 2. Tầng 2 là vọng lâu 4 mái, nơi vọng gác của quân lính trước kia. Trong vọng lâu có một ban thờ nhỏ, nơi thời viên Chưởng cơ và các binh lính đã hy sinh khi bảo vệ thành Hà Nội năm 1873.
Bức tường phía bên trái, ở lối dành cho người đi bộ hoặc xe máy vẫn còn tấm bia đá có tên “Lệnh cấm trừ tề” do Tổng đốc Hoàng Diệu đặt vào năm 1881. Tấm bia này ghi rõ lệnh cấm lĩnh canh gác không được hạch sách người dân khi đi qua cửa ô.
Trải qua hơn 2 thế kỷ, hai cánh cửa với gỗ vẫn còn vẹn nguyên.
Cánh cửa mở ra để đi lên gác hai nay đã khoá lại.
Phố Ô Quan Chưởng khá ngắn, chưa tới 100m với nhịp sống bình lặng. Các hàng quán chủ yếu kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ có duy nhất một tiệm phở khá rộng.
Các cửa tiệm ở đây khá đơn giản và chỉ lác đác khách.
Chỉ duy nhất cửa tiệm này trang trí bắt mắt.
Thế nhưng, mang trên mình dấu tích của thời gian, Ô Quan Chưởng là điểm đến của nhiều người thích chụp ảnh và tìm hiểu lịch sử. Tại đây, luôn có du khách đi ngang qua, dừng lại, ngắm nghía, chụp ảnh và quay phim. Thỉnh thoảng, nhóm các bạn trẻ cũng xúng xính áo dài đến chụp ảnh.
Giới trẻ đến chụp ảnh tại Ô Quan Chưởng.
Bất kỳ du khách nước ngoài nào đi ngang qua đây cũng dừng lại.
Thậm chí du khách không quen nhau nhưng trong lúc chờ đợi để chụp hình thì cũng thành quen.
Nếu như phía ngoài Ô Quan Chưởng khung cảnh mua bán chậm rãi, hơi tĩnh, thì chỉ cần bước qua cửa ô này, du khách sẽ hoà vào nhịp sống sôi động, tấp nập vốn cỏ của phố cổ Hà Nội.
Nằm ở vị trí đắc địa, là lối ra vào của các khu chợ bán buôn và hệ thống xe cộ trung chuyển đi các tỉnh phía Bắc, Ô Quan Chưởng luôn tấp nập người qua lại. Đứng ở ngay cửa ô nhìn sang, du khách sẽ thấy xe cộ chạy như mắc cửi ở phố Hàng Chiếu, các quán ăn đông đúc người, và những tiểu thương bận rộn sắp xếp – vận chuyển hàng hoá.
Bước qua cửa ô, vào trong phố Hàng Chiếu là một nhịp sống sôi động và tấp nập.
Bởi phố Hàng Chiếu kinh doanh bao bì, đồ mây tre cói… Những ngày cuối năm, nơi đây càng đông đúc người mua bán. Hết phố Hàng Chiếu sẽ là phố Hàng Mã, chuyên kinh doanh đồ trang trí theo mùa, bên phải là chợ Đồng Xuân, bên trái là phố Hàng Bông – Hàng Đào chuyên đổ sỉ quần áo…
Cho nên, khung cảnh thường thấy ở cửa ô là những chiếc xe chất đầy hàng hoá.
Cửa ô chứng kiến dòng chảy của cuộc mưu sinh qua bao thế hệ.
Dù đã rêu phong nhưng vẫn cổ kính, uy nghiêm.
Nguồn: Sưu tầm
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.