Điều phối, nhận diện hỗ trợ khách hiệu quả
Tần suất chuyến bay và sản lượng khách ở Tân Sơn Nhất ngày 5-2 bắt đầu tăng nhẹ so với vài ngày trước.
Tình hình đi lại của khách hàng từ sáng tới chiều cùng ngày duy trì mức ổn định, thông thoáng sảnh check-in đến khu soi chiếu an ninh, đặc biệt là sảnh chờ ra cửa máy bay đã “thoát” quá tải.
Đại diện Tân Sơn Nhất cũng khẳng định sảnh chờ ra cửa máy bay đã ổn định sau hậu sương mù. Các chuyến bay khai thác ổn định khi thời tiết không còn quá bất lợi.
Tuy chưa có thống kê cụ thể trong ngày về chậm, hủy chuyến, nhưng ghi nhận từ việc điều phối lịch cất, hạ cánh và bảng thông tin hiển thị chuyến bay, cho thấy nhiều chuyến khởi hành đúng giờ, xen lẫn là một số chuyến chậm giờ từ 30 phút đến 3-4 tiếng. Hình ảnh khách nằm vạ vật, ngồi bệt xuống sàn nhà ga đã thuyên giảm rõ rệt.
Nói với Tuổi Trẻ Online tại sảnh Hãng bay Vietjet, anh Thọ – đội trưởng quản lý dịch vụ mặt đất tại Tân Sơn Nhất – cho biết khách đông theo “cữ”, tức theo khung giờ.
Chẳng hạn, buổi sáng khách xếp hàng trật tự, số lượng đông nhưng đảm bảo kịp hoàn tất thủ tục, ít xảy ra trường hợp bị lỡ chuyến bay. Chưa kể, tỉ lệ khách làm thủ tục online, check-in ki ốt tăng mạnh, thống kê đạt khoảng 45%, giúp giảm tải đáng kể.
Điều phối chuyến bay, kỳ vọng “chìa khóa” A-CDM
Sau số liệu gần 700 chuyến bay bị delay trong ba ngày đầu tháng 2-2024, nhiều ý kiến thắc mắc công nghệ mới vừa được Tân Sơn Nhất áp dụng dịp Tết là mô hình A-CDM (Airport Collaborative Decision Making) chưa phát huy tác dụng như công bố trước đó.
Dù vậy, một cán bộ thuộc bộ phận quản lý khai thác tại Tân Sơn Nhất cho rằng áp dụng mô hình A-CDM đang tăng hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị điều hành tại sân bay, để tiến tới minh bạch quá trình khai thác giữa các bên. Từ đó tạo ra quy trình thống nhất dựa trên công nghệ, phù hợp với giai đoạn hiện nay.
Bởi trước đây, các quy trình thống nhất khai thác giữa các bên chưa đo đếm cụ thể bằng công nghệ nên xảy ra tình trạng “đổ lỗi”, chưa phân rõ trách nhiệm.
A-CDM cung cấp nền tảng để các đơn vị phối hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ công tác ra quyết định tại cảng hàng không sân bay. Mục tiêu là quản lý tắc nghẽn tại sân bay, tăng hiệu quả lập kế hoạch khai thác, tối ưu hóa sử dụng nguồn lực, khả năng dự báo và nâng cao tính đúng giờ của chuyến bay.
Từ đó, mô hình này giảm thiểu lãng phí sử dụng slot và quản lý luồng không lưu. Giảm thiểu ùn tắc trên sân đỗ và đường lăn. Giảm chi phí tiêu hao nhiên liệu do việc giảm thời gian lăn…
Ví dụ trước đây việc điều hành bay tại khu vực phía Nam cũng chưa được trang bị hệ thống quản lý tàu bay đến, tàu bay khởi hành. Khâu sắp xếp lập kế hoạch thứ tự đến – đi tại cảng chưa được thực hiện, tàu bay khởi hành chỉ tuân theo phương thức “đến trước phục vụ trước” (First come First Served).
Áp dụng A-CDM là minh bạch, tăng hiệu quả phối hợp, hướng đến giảm tỉ lệ chậm chuyến, đặc biệt trong dịp Tết.
Tân Sơn Nhất “gánh” 950 chuyến bay, 140.000 lượt khách
Theo ông Nguyễn Nam Tiến – phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, trong dịp Tết Nguyên đán này, cả ga quốc nội và ga quốc tế đều rất đông. Dự báo cao điểm, sân bay sẽ có 140.000 hành khách với 900 chuyến bay đi và đến mỗi ngày, cá biệt ngày cao điểm nhất có thể đạt 950 chuyến.
Tuổi Trẻ Online ghi nhận hình ảnh đi lại của hành khách thong thả tại Tân Sơn Nhất ngày 5-2.
Nguồn: Sưu tầm
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.